SIX SIGMA TRONG SẢN XUẤT

 

Six Sigma là hệ thống bao gồm các công cụ và chiến lược nhằm nâng cao quá trình hoạt động do hãng Motorola phát triển đầu tiên vào năm 1985. 6 Sigma trở nên phổ biến sau khi Jack Welch áp dụng triệt để nó trong chiến lược kinh doanh của ông tại General Electric năm 1995, và ngày nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.

Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình kinh doanh. Trong việc định nghĩa khuyết tật, Six Sigma tập trung vào việc thiết lập sự thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng và vì thế có tính định hướng khách hàng rất cao.. 

Six Sigma đo lường các khả năng gây lỗi chứ không phải các sản phẩm bị lỗi. Mục đích của 6 Sigma là cải thiện các quy trình ngăn những vấn đề khuyết tật và lỗi không xảy ra, thay vì chỉ tìm ra các giải pháp ngắn hạn hoặc tạm thời để giải quyết vấn đề. 6 Sigma sẽ chỉ dẫn điều tra và kiểm soát các tác nhân chính, nhằm ngăn ngừa lỗi xảy ra ở ngay công đoạn đầu tiên.

Năm 2011, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã xuất bản bộ tiêu chuẩn các phương pháp định lượng 6 Sigma nhằm nâng cao quy trình hoạt động.

 

Các chủ đề chính của Six Sigma

• Tập trung liên tục vào những yêu cầu của khách hàng.

• Sử dụng các phương pháp đo lường và thống kê để xác định và đánh giá mức dao động trong quy trình sản xuất và các qui trình quản lý khác.

• Xác định căn nguyên của các vấn đề.

• Nhấn mạnh việc cải tiến quy trình để loại trừ dao động trong quy trình sản xuất hay các qui trình quản lý khác giúp giảm thiểu lỗi và tăng sự hài lòng của khách hàng.

• Quản lý chủ động đầy trách nhiệm trong việc tập trung ngăn ngừa sai sót, cải tiến liên tục và không ngừng vươn tới sự hoàn hảo.

• Phối hợp liên chức năng trong cùng tổ chức.

• Thiết lập những mục tiêu rất cao.

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP 

Quản lý chất lượng dự án theo Six Sigma dựa trên hai phương pháp của chu trình Kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-Tác động do Deming đưa ra. Những phương pháp này, mỗi phương pháp kết hợp 5 giai đoạn khác nhau, viết tắt là DMAIC và DMADV.

 

  • DMAIC sử dụng cho các dự án nhằm nâng cao chất lượng của những quá trình kinh doanh đã có.
  • DMADV sử dụng cho các dự án nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc quá trình thiết kế mới.

 

DMAIC

 

Phương pháp quản lý chất lượng DMAIC có 5 giai đoạn:

  • Define (Xác định) vấn đề, ý kiến của khách hàng, và mục tiêu dự án một cách cụ thể.
  • Measure (Đo lường) những khía cạnh quan trọng của quá trình hiện tại và thu thập những dữ liệu liên quan.
  • Analyze (Phân tích) dữ liệu nhằm khảo sát và phát hiện ra các mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Xác định các mối quan hệ đó là gì, và cố gắng đảm bảo mọi yếu tố đã được đánh giá đến. Khảo sát tìm ra nguyên nhân gây khuyết tật hay sai hỏng sản phẩm.
  • Improve (Nâng cao hay tối ưu) quá trình hiện tại dựa trên dữ liệu phân tích sử dụng các kỹ thuật như thiết kế thí nghiệmpoka yoke hoặc loại bỏ những sai hỏng, và công tác tiêu chuẩn nhằm tạo ra quá trình trạng thái mới trong tương lai.
  • Control (Kiểm soát) trạng thái quá trình tương lai để đảm bảo bất kỳ một sai lệch nào khỏi mục tiêu được điều chỉnh trước khi đem lại sản phẩm bị lỗi. Áp dụng hệ thống kiểm soát như kiểm soát quá trình thống kê, bảng phân loại sản phẩm, mô hình hóa nơi sản xuất, và tiếp tục giám sát quá trình.

Một số công ty thêm vào bước Recognize (nhận ra) tại lúc bắt đầu thực hiện phân tích, trong đó phát hiện ra đúng vấn đề để quản lý, hay chính là phương pháp quản lý RDMAIC.[9]

DMADV hoặc DFSS

 

Phương pháp DMADV, còn gọi là DFSS ("Design For Six Sigma") có 5 giai đoạn chính:

  • Define (xác định) mục tiêu thiết kế nhằm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và chiến lược của công ty.
  • Measure (đo lường) và nhận ra CTQs (viết tắt của Critical TQuality - giới hạn cho chất lượng), khả năng sản xuất, khả năng của dây chuyền sản phẩm và những rủi ro.
  • Analyze (phân tích) nhằm phát triển và thiết kế những phương án khác.
  • Design (thiết kế) và nâng cao các phương án khác nhau, nhằm phù hợp nhất trong mỗi bước phân tích trước đó.
  • Verify (xác nhận) thiết kế, chạy thử, áp dụng cho dây chuyền sản xuất và bàn giao nó cho chủ sở hữu.

 

Công cụ và phương pháp quản lý chất lượng sử dụng Six Sigma

Trong từng giai đoạn của phương pháp DMAIC hoặc DMADV, Six Sigma áp dụng nhiều công cụ quản lý chất lượng mà cũng được sử dụng bên ngoài nó. Bảng sau liệt kê một vài phương pháp mà 6 Sigma sử dụng.

LỢI ÍCH SIX SIGMA MANG LẠI:

• Tìm ra biện pháp để gia tăng công suất của thiết bị;

• Cải thiện tỷ lệ giao hàng đúng hẹn;

• Giảm thời gian quy trình tuyển dụng và huấn luyện nhân viên mới;

• Cải thiện khả năng dự báo bán hàng;

• Giảm thiểu sai sót về chất lượng và giao nhận với các nhà cung cấp;

• Cải thiện công tác hậu cần và lập kế hoạch;

• Cải thiện chất lượng dịch vụ cho khách hàng.v.v…

Việc ứng dụng Six Sigma trên Thế giới

Six Sigma được hình thành ở tập đoàn Motorola vào năm 1986 và sau đó được phổ biến rộng rãi bởi thành công của tập đoàn General Electric (GE) vào thập niên 90. Các tổ chức như Honeywell, Citigroup, Motorola, Starwood Hotels, DuPont, Dow Chemical, American Standard, Kodak, Sony, IBM, Ford đã triển khai các chương trình Six Sigma xuyên suốt các hoạt động kinh doanh đa dạng từ sản xuất công nghệ cao cho đến dịch vụ và các hoạt động tài chính. Tuy chưa được phổ biến rộng ở Việt Nam nhưng một vài công ty có vốn đầu tư nước ngoài như American Standard, Ford, LG và Samsung đã đưa chương trình Six Sigma vào triển khai áp dụng.

Ford Việt Nam đã tiết kiệm trên 1 triệu USD nhờ 6 Sigma! 

 Tại Việt Nam, năm 2000, Công ty Ford Việt Nam đã bắt đầu triển khai 6 Sigma, thực hiện cải tiến quy trình trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh với 200 dự án 6 Sigma. Kết quả, trong 7 năm thực hiện, Ford đã tiết kiệm được 1,2 triệu USD và đạt chỉ số hài lòng của khách hàng ở mức trên 90% qua mỗi năm. 
Trong số các dự án 6 Sigma mà Ford Việt Nam thực hiện, có một dự án khá tiêu biểu là áp dụng 6 Sigma để giảm lượng container chở linh kiện nhập khẩu năm 2005. Nhận thấy các thùng chứa linh kiện xe hơi trong các container nhập khẩu vào Việt Nam còn rất nhiều khoảng trống, Ford đã sắp xếp lại không gian trong từng container cho phù hợp hơn theo phương pháp cải tiến 6-sigma. 
Kết quả thực hiện cho thấy, tiết kiệm không gian cũng là cách tiết kiệm chi phí và góp phần gia tăng lợi nhuận. Từ việc tiết kiệm không gian này, kế quả là Ford Việt Nam đã tiết kiệm được 150.000 USD ngay trong năm 2005. 

• Trong một khảo sát gần đây do công ty DynCorp1 thực hiện đã cho thấy: Khoảng 22% trong tổng số các công ty được khảo sát tại Mỹ đang áp dụng Six Sigma;

• 38,2% trong số các công ty đang áp dụng Six Sigma này là các công ty chuyên về các ngành dịch vụ, 49.3% là các công ty chuyên về sản xuất và 12.5% là các công ty thuộc các lĩnh vực khác;

• So sánh trên phương diện hiệu quả, Six Sigma được đánh giá là cao hơn đáng kể so với các hệ thống quản trị chất lượng và công cụ cải tiến qui trình khác (tuy nhiên, Six Sigma ở đây còn bao gồm nhiều công cụ chưa được liệt kê trong khảo sát này)

 

 

 

 

Hệ thng qun trị cht lượng, công cụ ci tiến qui trình nào đã cho các hiu quả to ln nht? 

Six Sigma 53.6%
Sơ đồ qui trình (process mapping) 35.3%
Phân tích nguyên nhân gốc (Root cause analysis) 33.5%
Phân tích nguyên nhân và kết quả (Cause-and-effect analysis) 31.3%
Tư duy/Sản xuất theo Lean (Lean thinking/manufacturing) 26.3%
So sánh lấy chuẩn (Benchmarking) 25.0%
Giải quyết vấn đề (Problem solving) 23.2%
ISO 9001 21.0%
Năng lực qui trình (Process capability) 20.1%
Kiểm soát qui trình bằng thống kê (Statistical process control) 20.1%
Các chỉ số đánh giá hiệu quả (Performance metrics) 19.2%
Biểu đồ kiểm soát (Control charts) 19.2%
Quản lý qui trình (Process management ) 18.8%
Quản lý dự án (Project management) 17.9%
Các qui trình định hướng khách hàng (Customer-driven processes) 17.9%
Thiết kế thử nghiệm (Design of experiments) 17.4%
Phân tích sai sót và tác động (Failure mode and effects analysis) 17.4%
Ngăn ngừa sai sót (Mistake-proofing/Poka yoke) 16.5%
Tái thiết qui trình (Process reengineering) 16.1%
Quản lý sự thay đổi (Change management) 14.7%
Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management (TQM)) 10.3%
Đo lường sự dao động (Variation measurement) 10.3%
Các tiêu chí đánh giá của chương trình Malcolm Baldridge (Malcolm Baldridge criteria) 9.8% 
Phân tích lưu đồ công việc (Workflow analysis) 9.8%
Quy trình ra quyết định (Decision making) 8.9%
Phân tích xu hướng (Trend analysis) 8.0%
Quản lý dựa trên dữ kiện (Management by fact) 6.7%
Giảm thời gian chuẩn bị cho quy trình (Setup reduction) 6.7%
Quán lý tri thức (Knowledge management) 5.8%
Cơ cấu phân chia công việc (Work breakdown structure) 3.1%

 

 

 

 

 

TỔNG HỢP & TRÌNH BÀY: NGUYỄN TẤN THỊNH


ĐỐI TÁC KHÁCH HÀNG

Tại sao quý khách nên chọn chúng tôi!

Chất lượng in ấn

Chúng tôi sử dụng công nghệ in ấn và thành phẩm tiên tiến nhất để cho ra chất lượng sản phẩm cao.

Thời gian hoàn thành

Chúng tôi cam kết sản phẩm đến tay quý khách trong thời gian nhanh và đúng hẹn.

Dịch vụ khách hàng

Chúng tôi luôn có những chính sách tốt dành cho khách hàng thân thiết

In mẫu miễn phí

Chúng tôi sẽ hỗ trợ in mẫu miễn phí, để quý khách duyệt mẫu trước khi in chính thức.

Giao hàng tận nơi

Chúng tôi có thể giao hàng tận nơi trong nội thành, đến các tỉnh trong và ngoài nước.

Giá luôn ổn định

 Chúng tôi đảm bảo giá in luôn hợp lý và ổn định.

 

TƯ VẤn TRƯC TUYẾN

NGUYỄN TẤT LẬP
0906 333 605
Mr. NGUYEN TAT LAP